Hình bìa
Loại tài liệu:
Đề tài
Tác giả:
Trịnh Thị Minh Châu
Đề mục:
Đô thị môi trường
Tác giả phụ:
Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Cẩm Vân, Trần Nhật Nguyên, Nguyễn Như Ý, Phạm Hoàng Phước, Nguyễn Mạnh Quân, La Thị Xuân Phương, Võ Văn Cần, Phạm Hoài Trung
Ngày xuất bản:
09/2022
Định dạng:
pdf
Ngôn ngữ:
bat
Bản quyền:
Viện Nghiên cứu Phát triển TpHCM
Lượt xem:
11
Lượt tải:
0

Nội dung

Tổ chức quản lý chất thải rắn một cách hiệu quả và an toàn là một trong những mối quan tâm hàng đầu không chỉ của chính quyền Việt Nam mà của tất cả các nước trên thế giới, theo đó, quản lý chất thải rắn theo mô hình 3R (Giảm thiểu - Tái sử dụng - Tái chế) hiện đang là xu hướng của các nước trong tương lai nhằm cung cấp các giải pháp khả thi để quản lý bền vững chất thải, đồng thời đáp ứng mục tiêu hướng tới việc không xả thải, trong đó, tái chế được sử dụng phổ biến tại các nước trên thế giới. Tại Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng, để đạt được các mục tiêu về tái sử dụng, tái chế chất thải rắn đã đề ra trong các chiến lược, chương trình, kế hoạch,… thì việc thực hiện quản lý chất thải rắn theo mô hình 3R là cần thiết, được xác định là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó, phát triển tái chế chất thải rắn là một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Trước thực tế trên, việc thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển hoạt động tái chế chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm đánh giá thực trạng hoạt động tái chế CTRSH trên địa bàn Thành phố, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tái chế phát triển trong tương lai là cần thiết, góp phần nâng cao lợi ích kinh tế cũng như bảo vệ môi trườn

Đề tài đánh giá thực trạng phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Thành phố,  thực trạng hoạt động thu mua, tái chế chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố. Phân tích đánh giá hệ thống chính sách thúc đẩy tái chế chất thải rắn sinh hoạt, xác định những vấn đề bất cập khi áp dụng triển khai.  Đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động tái chế chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện của Thành phố.

 Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu về hoạt động tái chế CTRSH từ hộ gia đình (bao gồm các hộ kinh doanh), không bao gồm chất thải rắn nguy hại. Phạm vi nghiên cứu: phạm vi chất thải rắn có thể tái chế được giới hạn nghiên cứu sâu về hoạt động tái chế các chất thải rắn vô cơ (phế liệu) phát sinh từ hộ gia đình (bao gồm các hộ kinh doanh) trên địa bàn Thành phố.

Tập tin đính kèm

Loại file Tên file Dung lượng Chi tiết
Tai che chat thai ran.pdf 3621728 Kb XemTải